Các khoản nợ của Công ty Tài Nguyên được hình thành bởi 8 hợp đồng tín dụng từ năm 2005-2020. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Khu dân cư Phước Nguyên Hưng (tên thương mại là Kenton Node) ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM; quyền tài sản về khai thác mỏ đá thuộc hai xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Trong thông báo bán đấu giá khoản nợ, BIDV cho biết đã khởi kiện Công ty Tài Nguyên tại TAND quận 1, TPHCM. Tòa án đã có thông báo thụ lý vụ án vào ngày 21/3/2022 về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”. BIDV đã tạm ứng án phí, lệ phí tòa án với số tiền 2,39 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 23/4/2024, TAND quận 1 đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 77/2024/QĐST-KDTM, theo đó tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm thụ lý số 43/2022/TLST-KDTM ngày 21/3/2022 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn Ngân hàng BIDV và bị đơn là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên.
Siêu dự án và 2 lần "bất động"
Dự án Kenton Node trước đây có tên là Kenton Residence, khởi công năm 2009, nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè, TPHCM), do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch ban đầu, dự án có diện tích 9,1ha, gồm 9 tòa tháp cao từ 15-35 tầng với 1.640 căn hộ cao cấp và trung tâm mua sắm 20.000m2.
Tổng vốn đầu tư cho dự án này vào thời điểm đó là 300 triệu USD, được dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Thế nhưng, năm 2011, toàn bộ công trình đã ngừng thi công do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2009-2013.
Đến năm 2017, Kenton Residences đã được tái khởi động và đổi tên thành Kenton Node và được điều chỉnh lại quy hoạch.
Cụ thể, với sự hậu thuẫn từ BIDV và MSB, dự án Kenton Node có thêm 1.060 tỷ đồng để tiếp tục triển khai với quy hoạch là một tổ hợp gồm căn hộ ở, căn hộ lưu trú, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát biểu diễn và trường học, phố đi bộ dài hơn 1,8km, phòng khám quốc tế. Trong đó, khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao gồm 288 phòng và khu condotel có 586 căn.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, dự án Kenton Node một lần nữa "bất động", và được BIDV đưa ra đấu giá vào tháng 4/2020 với toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (tạm tính đến ngày 29/3/2020 là hơn 4.063 tỷ đồng) nhưng bất thành.
Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn villa BMC - Việt Trung có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Nhà đầu tư cam kết sẽ hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào sử dụng sau 68 tháng kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Để thực hiện dự án trên, tỉnh Hà Tĩnh còn cho chủ đầu tư thuê thêm khu đất rộng hơn 1.800m2 bên cạnh để triển khai đầu tư bến thuyền, công viên cây xanh. Tổng diện tích của dự án Trung tâm thương mại, khách sạn villa BMC Việt - Trung là hơn 3ha.
Theo cam kết của Công ty Việt Trung, đến tháng 10/2018, doanh nghiệp sẽ hoàn thành khu nhà ở giai đoạn 1 (bao gồm 67/159 căn biệt thự, nhà ở liền kề), bến thuyền du lịch; đến tháng 4/2020, đưa khu trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao cao 26 tầng vào hoạt động.
Năm 2021, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục cho Công ty Việt Trung điều chỉnh tiến độ, hạn cuối cùng chủ đầu tư phải hoàn thiện và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động là tháng 11/2022.
Tuy nhiên, đến nay, dự án này mới chỉ hoàn thiện được bến thuyền du lịch và khu công viên, nhưng không đưa vào sử dụng. Các hạng mục còn lại vẫn nằm trên giấy, khiến phần lớn diện tích của khu "đất vàng" nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Tĩnh bị bỏ hoang.
Đầu năm 2024, Công ty Việt Trung đã tự ý "xé" một phần diện tích trong phạm vi dự án được quy hoạch trồng cây xanh, xây dựng bến tàu du lịch, cảng đón khách... cho Công ty cổ phần Xây dựng công trình J38 (địa chỉ tại phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh) cải tạo lại để xây dựng hệ thống nhà hàng kinh doanh đồ ăn uống và cà phê.
Theo quan sát của PV, hiện nay, quán cà phê, nhà hàng trái phép đã "mọc" lên, lấn chiếm đê Cầu Phủ.
Đại diện Công ty CP Xây dựng công trình J38 cho biết, sau khi dự án bỏ hoang, đơn vị đã ký hợp đồng hợp tác, thuê lại một phần diện tích của Công ty Việt Trung để cải tạo làm quán cà phê, nhà hàng. Ông Nguyễn Văn Ngọc (trú tại TPHCM) là người đại diện Công ty Việt Trung đứng ra ký kết hợp đồng.
"Mỗi năm chúng tôi trả cho Công ty Việt Trung hơn 200 triệu đồng, cải tạo lại để mở quán cà phê, nhà hàng. Thời hạn thuê là 5 năm", phía Công ty CP Xây dựng công trình J38 cho hay.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi Hà Tĩnh cho biết, việc Công ty Việt Trung "xé" một phần diện tích để cho Công ty Cổ phần xây dựng J38 xây dựng hệ thống nhà hàng, cà phê trên đê Cầu Phủ là trái với quy định của pháp luật.
Theo ông Thịnh, trên phạm vi hành lang đê và đê, tuyệt đối không được xây dựng các công trình.
"Chúng tôi đã có ý kiến và làm việc với UBND thành phố Hà Tĩnh. Phía Công ty J38 đã xây dựng công trình nằm trong phạm vi đê điều. Phía thành phố sẽ có trách nhiệm làm việc với Công ty J38 và xử lý sai phạm", ông Thịnh nói.
Ban quản lý dịch vụ công ích và trật tự đô thị thành phố Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã nắm được sai phạm của Công ty J38.
"Sắp tới chúng tôi sẽ xử phạt và yêu cầu tháo dỡ vi phạm trên đê Cầu Phủ", đại diện Ban quản lý công ích thành phố Hà Tĩnh nói.
" alt=""/>Dự án 1.200 tỷ bỏ hoang, doanh nghiệp tự ý 'xé' đất cho thuê trái phép